Rating: | ★★★★★ |
Category: | Other |
Tiểu sử tóm tắt
Rand được đào tạo tại học viện Pratt (1933-1934), Trường thiết kế Parsons (1932-1933), và Trường sinh viên nghệ thuật (Art Student League).
Ông là một trong những người sáng lập ra Phong Cách Thiết Kế Thụy Sĩ (Swiss Design Style). Từ 1956 tới 1969, và thêm một lần năm 1974, Rand dạy thiết kế tại Đại học Yale ở New Haven, Connecticut.
Rand được giới thiệu vào New York Art Director Club Hall of Fame năm 1972. Ông là tác giả của các thiết kế IBM, Ups và ABC.
Paul Rand qua đời vì ung thư năm 1996.
Cuộc đời và học vấn.
Peretz Rosenbaum được sinh tại Brooklyn, New York năm 1914. Khi người Do Thái chính thống ra với các điều luật nghiêm khắc cấm việc tạo ra các hình ảnh tôn thờ thần tượng.
Con đường trở thành một tượng đài được tôn kính trong giới thiết kế toàn cầu cuả Rand không giống bất kỳ ai.
Khi còn ở tuổi thiếu niên Rand chấp nhận là thợ sơn bảng hiệu cho cửa hàng tạp hóa của cha mình và các sự kiện tại trường học.
Cha của Rand không tin rằng nghệ thuật có thể cung cấp cho con ông một cuộc sống đầy đủ, và do đó, ông yêu cầu Paul vào trường trung học Manhattan Harren, trong khi ông vẫn tham dự lớp học buổi tối tại Viện Pratt.
Ngoài việc tham dự Viện Pratt và các tổ chức khác trong khu vực New York (gồm cả trường thiết kế Parson và Art Student Leage), Rand phần lớn bỏ thời gian tự nghiên cứu, học hỏi về các tác phẩm của Cassandre và Moholy-Nagy và từ các tạp chí Châu Âu, chẳng hạn như Gebrauchsgraphik.
Sự Nghiệp
Sự nghiệp của ông bắt đầu với nhiệm vụ khiêm tốn, làm việc bán thời gian với một vị trí tạo ra các kho hình ảnh để cung cấp tư liệu cho các tờ báo và tạp chí.
Từ bài tập trên lớp và công việc của mình, Rand có thể thể tích luỹ rất nhiều tư liệu và kinh nghiệm, và chịu ảnh hưởng của phong cách quảng cáo Sachplakat Đức (trang trí poster) và cũng như tác phẩm cuả Gustav Jensen.
Vào khoảng thời điểm này, ông quyết định tạo một bút danh để ngụy trang cho cái tên Do thái “Peretz Rosenbaum”, rút ngắn tên mình là Paul, ghép với tên của người chú mình là Rand để tạo ra cái tên mới cho mình.
Wyszogrod Morris một người bạn và cũng là đồng nghiệp của Rand nói “Ông ấy tính là 4 chữ cái ban đầu, vơí 4 chữ cái sau sẽ tạo nên một biểu tượng đẹp”. Vì vậy ông đã lấy tên là Paul Rand.
Peter Behrens ghi nhận tầm quan trọng của cái tên mới “Rand là một biểu tượng cá nhân mới, nó như một thương hiệu cho cho nhiều thành tựu của ông, và nó cũng là thương hiệu đầu tiên mà ông tạo ra, và được chứng minh suốt sau này”
Thật vậy, Rand đã tiến những bước rất nhanh trong sự nghiệp của mình. Mới hai mươi tuổi, ông đã có những sản phẩm thu hút được sự ca ngợi từ quốc tế, đặc biệt là tạp chí Direction mà Rand tự sản xuất không thu phí để đổi lấy sự tự do nghệ thuật toàn diện.
Trong vô số các giải thưởng nhận được, Rand nhận được những lời này từ Moholy-Nagy:
"Trong số những người Mỹ trẻ tuổi, Paul Rand là một trong số những người tốt nhất (và có khả năng nhất). Ông là một họa sĩ, giảng viên, thiết kế công nghiệp (và nghệ sĩ quảng cáo) người đã vẽ lên kiến thức và sáng tạo từ những nguồn lực của đất nước này.
Ông cũng là một người theo chủ nghĩa lý tưởng và cả hiện thực, sử dụng ngôn ngữ của những nhà thơ và cả người làm kinh doanh. Ông nghĩ về nhu cầu và chức năng. Ông có thể phân tích vấn đề của mình, nhưng trí tưởng tượng là vô biên.”
Danh tiếng của Rand trong hai mươi năm phi thường không bao giờ mất, thay vào đó nó chỉ thêm tầm ảnh hưởng của ông tới các công trình thiết kế.
Mặc dù Rand nổi tiếng nhất về các biểu tượng (logo) của công ty ông đã tạo ra trong những năm 1950 và 1960, công việc đầu tiên của ông trong việc thiết kế sách báo là nguồn gốc ban đầu cho danh tiếng của mình.
Năm 1936, Rand được giao cho bố cục tạp chí Apparel Art nhân dịp kỷ niệm của tạp chí này.
“Tài năng đáng chú ý của ông là chuyển đổi những hình ảnh trần tục vào những bố cục tuyệt vời, cái mà […] tạo nên những trang tạp chí có “trọng lượng”.
Việc này giúp Rand được đề nghị một công việc toàn thời gian và chịu trách nhiệm tất cả với chức danh là Giám đốc nghệ thuật (Art Director) của tạp chí Esquire-Coronet.
Ban đầu Rand từ chối đề nghị này khi cho rằng ông chưa có được kinh nghiệm cần thiết, nhưng một năm sau đó ông đồng ý đảm nhận các trang về thời trang của Esquire ở lứa tuổi 23.
Đảm nhận phần mỹ thuật của tạp chí Direction (của chính mình) là một bước quan trọng trong việc tạo dựng một “cái nhìn của Paul Rand”, nhưng nó không phải tất cả.
Bìa Direction tháng 12 năm 1940, sử dụng dây thép gai như món quà của sự tàn phá của chiến tranh và cây thánh giá, biểu tượng của sự tự do nghệ thuật mà Rand rất thích ở Direction.
Trong cuốn Thoughts on Design, Rand ghi rằng “Cây thánh giá, ngoài ý nghĩa tôn giáo của nó, nó là một hình mẫu nguyên thủy… một liên minh hoàn hảo của chiều dọc mạnh mẽ (Nam) và chiều ngang thụ động (nữ)”
Bằng cách này Rand thường thử nghiệm với việc đưa chủ đề thường thấy trong “nghệ thuật đẳng cấp cao” vào trong những thiết kế đồ họa mới của mình. Và một mục tiêu lâu dài là tạo nên một cầu nối giữa nghề nghiệp của mình với các bầy thầy nghệ thuật hiện đại tại Châu Âu.
Tạo dựng thương hiệu (Corporate identity)
Hiển nhiên, các sản phẩm được biết đến rộng rãi nhất của Rand là thiết kế nhận diện thương hiệu cho các công ty, rất nhiều trong số đó vẫn được sử dụng; IBM, ABC, Cummins Engine, Westinghouse và UPS, và rất nhiều công ty khác có dấu ấn đồ họa của ông, (gần đây UPS tiến hành tạo một phiên bản cập nhật gây tranh cãi với thiết kế cổ điển của Rand).
Rand được giao trách nhiệm trong việc tạo nên Hệ thống nhận diện thương hiệu cho IBM dựa trên logo của chính ông vào năm 1956, với lưu ý của Favermann “Không chỉ là bản sắc, mà cả những triết lý thiết kế đậm nét tiêu biểu của công ty và nhận thức của công chúng.”
Logo được sửa đổi bởi Rand năm 1960. Các sọc logo được tạo ra năm 1972 và được giới thiệu là để giúp logo đỡ “nặng” hơn và thêm năng động.
Hai biến thể của logo sọc là logo với tám sọc, thứ hai với mười ba sọc. Bản tám sọc được coi là logo mặc định của công ty, trong khi bản có mười ba sọc dùng trong các trường hợp cần nhìn kỹ hơn như văn phòng điều hành hay danh thiếp.
Cho dù logo của Rand có thể hiểu như sự tối giản, Rand đã nhanh chóng chỉ ra trong A Designer’s Art rằng “Những ý tưởng không cần phải bí truyền, duy nhất hay là thú vị”.
Đáng chú ý là sự hợp tác của ông với Steve Jobs cho công ty NeXT computer của Jobs. Rand sử dụng một chiếc hộp đen và phá vỡ tên công ty làm hai dòng, tạo ra ra một hình ảnh hòa hợp và hấp dẫn. Steve Jobs đã tưởng nhớ Rand khi ông qua đời năm 1996, chỉ đơn giản là “Người thiết kế đồ họa vĩ đại nhất từng sống”.
Một trong những thế mạnh chính của ông như Maholy-Nagy đã chỉ ra, là khả năng như một người kinh doanh giải thích các nhu cầu cần thiết của việc thiết kế để có được bản sắc của công ty. Theo nhà thiết kế đồ họa Louis Danziger:
“Ông gần như đơn thương độc mã thuyết phục doanh nghiệp rằng thiết kế là một công cụ hiệu quả […]. Bất cứ nhà thiết kế nào trong những năm 1950 và 1960 đều nợ Rand, người có công tạo nên tầm quan trọng của thiết kế để họ làm việc. Ông nhiều hơn bất cứ ai khác thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn uy tín.
Chúng ta từ những nghệ sĩ thương mại (commercial artist) tới các nhà thiết kế đồ họa (graphic artis) phần lớn nhờ công lao của ông.”
Hầu hết những nhà thiết kế đương đại đều nhận thức được sự đóng góp của Paul Rand cho sự thành công của sự hấp dẫn của quảng cáo. Những gì không được biết đến là vai trò quan trọng của ông trong việc thiết lập mô hình cho phương pháp tiếp cận trong tương lai tới những khái niệm quảng cáo.
Paul có lẽ là ngươì đầu tiên phân định công việc của một Art Director với những công việc khác bằng việc dành sự đánh giá cao với tài năng có một không hai của William Bernbach.
Paul mô tả trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông vơí Bernbach “giống như Columbus khá phá ra Châu Mỹ” và tiếp tục nói “ Đây là một cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với một người copywriter, người hiểu ý tưởng của hình ảnh, người không đem tới một bảng màu được sao lại và một khái niệm trong đầu về việc sẽ bố trí các đối tượng thế nào”.
Paul đã dành mười bốn năm trong quảng cáo, nơi ông chứng minh tầm quan trọng của Art Director trong quảng cáo và giúp phá vỡ sự cô lập đã từng bao quanh lĩnh vực nghệ thuật.
Năm 1954, Paul Rand được coi là một trong mười Art Director giỏi nhất của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (Museum of Modern Art)
Ảnh hưởng và những công việc khác
Phát triển lý thuyết
Paul Rand Miscellany
Mặc dù Rand lặng lẽ trong quá trình sáng tạo của mình, làm các thiết kế chính dù có một đôị ngũ nhân viên lớn ở các thời điểm khác nhau. Trong sự nghiệp của mình, ông rất quan tâm đến việc sản xuất những cuốn sách về lý thuyết để sáng tỏ triết lý của mình.
Maholy-Nagy có thể đã kích động lòng nhiệt tình của Rand, khi đề nghị Rand đọc các phê bình tại cuộc họp đầu tiên của họ. Rand trả lời không, và ngay lập tức Moholy-Nagy nói “Thật đáng thương hại”.
Heller biết rõ về tác động của cuộc họp này, và nhấn mạnh rằng “Từ lúc đó Rand bắt đầu đọc các cuốn sách của những nhà triết học hàng đầu về nghệ thuật, bao gồm cả Roger Fry, Alfred North Whitehead, và John Dewey”
Những lý thuyết tạo nên một ấn tượng lâu dài cho công việc của Rand, trong cuộc phỏng vấn năm 1995 với Michael Kroger, trong số nhiều chủ đề, chủ đề Dewey’s Art and Experience, Rand hiểu rõ về kháng cáo của Dewey;
“[…Nghệ thuật là trải nghiệm] giải quyết với tất cả – Không có đối tượng thì anh không giải quyết. Đó là lý do tại sao nó khiến bạn mất hàng trăm năm để đọc cuốn sách này.
Ngay cả ngày hôm nay các nhà triết học nói về nó. Bất cứ lúc nào bạn mở cuốn sách này ra, bạn sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp. Bạn đọc nó lúc này, và lần tới đọc lại, bạn lại phát hiện ra những điều mới.”
Hiển nhiên, Dewey là một nguồn cảm hứng quan trọng với các thiết kế đồ họa của Rand. Trong một trang của Những suy nghĩ của Rand về thiết kế, tác giả bắt đầu bằng những ý từ tư tưởng triết học của Dewey như là việc cần thiết phải “hoàn thiện chức năng, thẩm mỹ”.
John Dewy (sinh 20/10/1859, mất 1/6/1952) một nhà triết học, tâm lý học, nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Ông là người quan trọng hàng đầu trong việc phát triển triết lý của Chủ nghĩa Thực dụng – Pragmatism, và là một trong những người sáng lập của Thuyết Chức năng – Functionalism.
Trong số những tư tưởng của Rand trong cuốn Thoughts on Design là việc tạo ra một thiết kế đồ họa có khả năng giữ lại khả năng nhận biết ngay cả khi nó bị mờ, hay bị cắt xén, một thử nghiệm và Rand thường xuyên thực hiện trên thương hiệu của công ty mình.
Chỉ trích
Mặc dù có uy tín trong giới thiết kế đồ họa trong cuốn sách đầu tiên của mình, công việc tiếp theo, đặc biệt là cuốn From Lascaux to Brooklyn (1996), Rand bị cáo buộc là “Phản động và thù địch với những tư tưởng mới của thiết kế”.
Heller bảo vệ những ý tưởng sau này của Rand và gọi những nhà thiết kế này là “những người xoàng xĩnh, những kẻ hiện đại cực đoan”. Trong khi Mark Faverman thì nghĩ rằng Rand trong một giai đoạn “một ông già nổi giận và phản động”
Bất kể những tranh cãi này, Rand có sự đóng góp cho lý thuyết thiết kế hiện đại và những yếu tố nội tại để phát triển sự chuyên nghiệp.
Ảnh hưởng với hiện đại (Modernist)
Chắc chắn, các hệ tư tưởng cốt lõi dẫn đường cho sự nghiệp của Rand và ảnh hưởng lâu dài lên ông là Triết lý hiện đại – Modernist Phylosophy, điều mà ông rất tôn kính.
Ông tôn vinh các tác phẩm của Paul Cezanne và Jan Tschihold, đồng thời không ngừng cố gắng để rút ra các sự kết nối giữa các sáng tạo của họ và các ứng dụng quan trọng trong thiết kế đồ họa.
Trong cuốn A Designer’s Art, Rand rõ ràng đánh giá cao sự kết nối cơ bản;
“Từ Chủ nghĩa Ấn tượng tới Pop Art, hay thậm trí cả những bộ truyện tranh đã trở thành những cảm hứng ngập tràn cho các nghệ sĩ.
Những gì Cezanne làm với trái táo, Picasso với cây guitar, Leger với máy móc, Schwitter với rác, và Duchamp với bệ tiểu, khiến sự khám phá rõ ràng không đi liền với những khái niệm hùng vĩ.
Vấn đề của các nghệ sĩ là gạt bỏ những thứ thông thường.”
Ý tưởng của “defamiliarizing the odinary – gạt bỏ những thứ thông thường” đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thiết kế của Rand.
Làm việc với những nhà sản xuất cung cấp cho ông những thách thức về việc tạo dựng thương hiệu cho mình với những thứ “sống động và độc đáo” cho các đồ vật thông thường, chẳng hạn như bóng đèn cho Westinghouse.
Kết luận
Paul Rand là một minh chứng cho sự kết hợp giữa Art và Design. Đọc tiểu sử của Paul Rand, tôi càng tin rằng các nhà thiết kế đồ họa cần coi Mỹ Thuật (Art) là tiêu chuẩn của mọi thiết kế.
Bạn không thể trở thành một nhà thiết kế giỏi nếu không cau mày suy nghĩ trước các tác phẩm của Picasso, trầm trồ vì vẻ đẹp của Gustav Klimt, và tất nhiên phải thốt lên thán phục những tác phẩm của các họa sĩ phục hưng như Leonadvinci, Raphael hay Michelangelo…
Hãy khám phá Mỹ thuật nhiều hơn nữa để trở thành một nhà thiết kế đồ họa giỏi.
Xem thêm các thiết kế của Paul Rand tại đây.
Ông này là sư phụ của em hén?
Trả lờiXóa:D
Sao bài viết này không có ảnh minh hoạ nhỉ ...?
Trả lờiXóaước mơ ah :D
Trả lờiXóavâng chac tai e đạt trong reviews nên ko dán được ảnh vào anh ạh
Trả lờiXóa