Chuyển đến nội dung chính

Nô-en (December 24, 2008)

Lễ Giáng sinh

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.



Tổ chức lễ Giáng sinh

Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế[cần dẫn nguồn], với ông già No-el, cây Giáng sinh hay cây thông no-el.



Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa



Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 3 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).


Cây Noel

(oài phần này có đến mấy truyền thuyết cơ) Đại loại là cây thông nhỏ là cây của sự sống, sức sống mạnh mẽ, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Có khi cây thông con được coi như là một món quà mà Chuá ban tặng. (Tớ thấy kết với hai truyền thuyết này hơn cả). Những ánh đèn trang hoàng trên cây thông là dựng lại sự long lan của những hạt tuyết đọng lại trên cành cây khi phản chiếu ánh sao trên bầu trời đêm giáng sinh. (nghe cũng hộp lý nhỉ)



Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.



Những món quà

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và chất nhựa thơm. Vàng tượng trưng cho vương quốc của Giê-su, trầm hương tượng trưng cho linh hồn của Giê-su và chất nhựa thơm biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.



Tặng quà

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.


------------------------------
Ấy! ngày lễ giáng sinh tớ cũng chẳng biết gì nhiều hơn. Điều quan trọng nhất tớ nghĩ rằng có thêm một ngày hay là thêm một cơ hội để bạn bày tỏ tấm lòng thương yêu với những người thân, với những người bạn mà trong cuộc sống thường ngaỳ luẩn quẩn với những toan tính bạn vô tình trở nên vô tình. Một cơ hộị để gần gũi nhau hơn, một cơ hội để vòng tay rộng mở, một cơ hội để nghỉ ngơi, để cười, để hạnh phúc sau những chuỗi ngày làm lụng, một chặng nghỉ ngắn để bạn lấy sức bắt đầu cho một gưồng quay mới. Chắc với tớ chỉ đơn giản là vậy thôi. Có thể do tớ là người ko theo đạo, chưa một lần bước chân vào nhà thờ để cảm nhận được hết ý nghĩa thiêng liêng của nó.


Cũng như tối qua tớ cảm thấy thật là vui khi con hồ hởi, xăng xái trong việc khuân vác và lắp ráp cây thông, thấy bố cũng sắn tay vào trong sự háo hức cuả con. Thế là tớ cũng đã giữ đúng lời hứa với con trong việc chuẩn bị cho chúng một cây nô en. Mặc dù là do mải mê chọn chọn nhặt nhặt cây thông và đồ trang trí mà bị kẻ gian nẫng mất cái mũ bảo hiểm nhưng ko thấy cáu kỉnh hay ân hận gì. Chỉ hơi tiếc một chút thôi, hơi ngẩn người vì thấy cái mũ của mình xấu thế mà cũng có đứa lấy trộm. Vì tớ mua hơi ít đồ trang trí nên con sáng kiến tìm mấy cái đồ chơi nhỏ nhỏ, xinh xinh buộc lại treo lên cây thông cộng thêm mấy cái vật trang trí của mẹ tình nguyện góp vào mà cũng lung linh ra phết.

Tối nay con sẽ lại hồi hộp chờ ông già nô en dịch vụ (do bà nội chuẩn bị) mang quà đến. Nhưng mà chán bố lắm, Bố cứ oang oang bà thuê rồi àh! bà thuê rồi àh! may mà bọn chúng ko để ý. Sự ngây thơ và tin tưởng của con vào phép mầu nhiệm của ông già nô en chỉ kéo dài trong vài năm. Khi con lớn hơn nữa, hiểu biết hơn và va chạm nhiều hơn trong xã hội cái trong trẻo đó sẽ chẳng còn nữa. Đến ngày này con chỉ háo hức với một món đồ mới mà con được tặng thôi. Ko nên ko nên nhỉ. Cứ để con say sưa trong thế giới lung linh của con nhé!
---------
Chúc bạn một giáng sinh vui vẻ, một năm mới an lành!
yêu thương! ***

Nhận xét